Cách vệ sinh điện thoại cảm ứng đơn giản, ai cũng có thể làm

Ngày đăng: 28/09/2020    1,108 lượt xem

Cùng với sự phát triển của thời đại 4.0, điện thoại cảm ứng là công cụ giúp con người tiếp cận với sự phát triển này. Chúng phổ biến nhờ các công dụng nổi trội vượt bậc của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng và cách vệ sinh điện thoại cảm ứng đúng cách.

Vì sao phải tìm hiểu cách vệ sinh điện thoại cảm ứng?

Việc sử dụng điện thoại cảm ứng lâu ngày sẽ khiến các bộ phận của điện thoại cảm ứng bị bám bẩn. Trong đó, màn hình điện thoại cảm ứng là bộ phận dễ bị bám bẩn, bám vân tay nhiều nhất. Khi màn hình điện thoại cảm ứng bị bẩn thì sẽ ảnh hướng đến chất lượng hiển thị, gây nhoè hình, hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến độ nhạy cảm ứng, loạn cảm ứng,…

Cách vệ sinh điện thoại cảm ứng

Ngoài ra, các bộ phận như jack tai nghe, đầu cắm sạc, mặt sau của điện thoại cảm ứng, loa, các nút điều chỉnh âm lượng, nút nguồn,… cũng là những nơi dễ bám bụi, gây mất thẩm mỹ, giảm tuổi thọ của điện thoại cảm ứng, đôi khi ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.

Vì thế, biết cách vệ sinh điện thoại cảm ứng sẽ giúp tăng tuổi thọ của điện thoại cảm ứng, tăng hiệu suất hoạt động và đảm bảo tính thẩm mỹ của điện thoại cảm ứng. Việc vệ sinh điện thoại cảm ứng không phải là quá khó nhưng không phải ai cũng biết cách vệ sinh điện thoại cảm ứng đúng để đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Dưới đây là một số cách vệ sinh điện thoại cảm ứng các bạn nên bỏ túi ngay!

Các cách vệ sinh điện thoại cảm ứng

Vệ sinh màn hình điện thoại cảm ứng

Cách vệ sinh mặt lưng điện thoại

Bước 1: Tắt điện thoại cảm ứng trước khi vệ sinh màn hình để tránh ấn nhầm các nút hoặc loạn cảm ứng. Nếu bạn chỉ sử dụng vải khô để lau thì có thể bỏ qua bước này, nhưng nếu bạn có ý định sử dụng nước hoặc các dung dịch để lau màn hình thì đây là bước cần làm. Việc tắt điện thoại cảm ứng của bạn sẽ giúp thấy rõ hơn các vết bám bẩn, vết ố trên màn hình cần phải lau.

Bước 2: Lau nhẹ màn hình bằng khăn vải mềm hoặc vải sợi microfiber tẩm ướt. Loại vải này có đặc tính bám bụi tốt, mềm mịn, không gây xây xát cho màn hình điện thoại. Có thể lau theo chiều dọc, chiều ngang, hoặc từ trong ra ngoài để lấy hết các bụi bẩn.

Tuyệt đối không sử dụng các loại vải thô, cứng để lau màn hình, và không được chà xát, đè mạnh khi lau vì sẽ tạo ra các vết xước ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của màn hình cảm ứng.

Bước 3: Sử dụng các dung dịch lau để lau. Các dung dịch lau có thể sử dụng như dung dịch lau màn hình chuyên dụng, cồn isopropyl pha loãng (tỷ lệ 60% nước : 40% cồn), giấm ăn pha loãng (tỷ lệ 50:50),… Việc sử dụng các dung dịch lau này giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, khó làm sạch trên màn hình điện thoại. Đổ hoặc xịt một ít dung dịch lên khăn lau và tiến hành lau nhẹ màn hình điện thoại cảm ứng.

Chú ý: không sử dụng dung dịch nguyên chất cồn isopropyl, giấm vì sẽ có nguy cơ làm hỏng màn hình điện thoại, không xịt trực tiếp dung dịch lau lên màn hình điện thoại cảm ứng, chỉ sử dụng một ít lượng dung dịch lau để cho ăn lau có được độ ẩm, không lạm dụng đổ hoặc xịt quá nhiều lên khăn lau.

Bước 4: Để khô hoặc dùng khăn mềm lau khô điện thoại một lần nữa để loại bỏ hết bụi và vết bẩn.

Vệ sinh mặt sau của điện thoại cảm ứng

Mặt sau của điện thoại cảm ứng là một bộ phận cũng rất dễ bám bẩn. Ở các dòng điện thoại thông thường thì mặt sau là kim loại rất dễ bị oxy hoá và không còn mới như ban đầu nữa. Một số dòng điện thoại mới có mặt sau bằng kính thì rất dễ bám vân tay và bụi bẩn. Do đó, vệ sinh mặt sau điện thoại cảm ứng là một công đoạn không thể bỏ qua.

Nước lau kính điện thoại

Đối với mặt sau kim loại: Nên lau bằng khăn mềm tẩm nước. Hạn chế sử dụng các chất có tính ăn mòn cao để lau vì sẽ làm hỏng bề mặt kim loại đó. Trong trường hợp mặt sau điện thoại quá bẩn, bạn có thể sử dụng các dung dịch pha loãng cồn, giấm để lau và nên lau khô lại ngay.

Đối với mặt sau bằng kính: Tẩm ướt khăn hoặc các dung dịch lau rồi tiến hành lau bình thường.

Lưu ý: Khi sử dụng chất lỏng để lau, tránh để chất lỏng rơi vào các ngõ ngách như loa, jack tai nghe, đầu cắm sạc,…

 Vệ sinh các ngõ ngách của điện thoại

  • Loa, jack tai nghe, cổng sạc là các vị trí dễ tích bụi nhất. Nếu bụi bám quá nhiều sẽ khiến rè loa, lỏng cáp khi sạc,…
  • Sử dụng bông ngoáy tai để kì cọ, lấy bụi bẩn ở các ngõ ngách. Tuyệt đối không sử dụng các vật cứng để kì cọ sẽ làm hỏng các cổng này.

Với các cách vệ sinh điện thoại cảm ứng đã chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể tự vệ sinh sạch điện thoại cảm ứng của mình tại nhà. Trong trường hợp gặp bất cứ vấn đề gì với dế yêu, độc giả có thể liên hệ với Hcare để được kiểm tra, tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

Thảo luận

Chưa có thảo luận nào về Bài viết Cách vệ sinh điện thoại cảm ứng đơn giản, ai cũng có thể làm