SPC là gì? Những điều về SPC mà bạn cần biết

Ngày đăng: 12/12/2021    522 lượt xem

Quá trình sản xuất là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định yếu tố thành công của bất cứ sản phẩm nào trên thị trường. Chính vì vậy mà bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào đều cần đặc biệt chú trọng và quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. Công cụ giám sát quá trình sản xuất SPC ra đời nhằm đáp ứng được vấn đề này của doanh nghiệp. Vậy SPC là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Khái niệm cơ bản về SPC

SPC là viết tắt của cụm từ Statistical Process Control, hiểu cơ bản thì nghĩa của nó là kiểm soát quá trình thống kê. Đối với các doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất bất kỳ, kiểm soát quá trình thống kê được sử dụng để kiểm soát quá trình hoạt động, sản xuất của họ bằng cách phân tích số liệu, thông tin để đưa ra giải pháp kịp thời, làm giảm tính bất ổn hay biến động bất lợi cho doanh nghiệp.

Phương pháp spc giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu để đưa ra dự đoán chính xác

Phương pháp này được các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất trong nước áp dụng rất rộng rãi bởi lợi ích và công dụng nó mang lại là cực kỳ lớn. Dần dần, phương pháp này trở thành 1 công cụ không thể thiếu đối với họ.

Xem thêm: Sửa màn hình laptop MacBook bị sọc chính hãng giá bao nhiêu?

Công dụng của SPC đối với các doanh nghiệp

Vì sao cần sử dụng công cụ SPC?

Trước khi nói về công dụng của SPC, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn 1 chút vì sao cần sử dụng công cụ SPC. Trong mọi quá trình sản xuất, vận hành của các hệ thống, cần đảm bảo giảm tối đa những rủi ro các quá trình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

SPC giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận

Để duy trì và vận hành hệ thống sản xuất 1 cách hiệu quả, có rất nhiều vấn đề chúng ta cần giải quyết. Điều tiên quyết chúng ta cần làm đó là phân tích, dự đoán những rủi ro sớm nhất có thể để đưa ra phương pháp giải quyết kịp thời. Công cụ SPC ra đời nhằm phân tích chi tiết các số liệu, thông tin, giám sát quá trình hoạt động nhằm phát hiện các vấn đề phát sinh sớm nhất để đưa ra giải pháp kịp thời.

Công dụng của SPC

  • Giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giám sát các hệ thống sản xuất để đảm bảo các quá trình được vận hành trơn chu
  • Phân tích dữ liệu, thông tin,...của doanh nghiệp, hệ thống sản xuất để dự đoán, phát hiện các rủi ro có thể xảy ra. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp kịp thời để khắc phục sự cố, rủi ro đó
  • Đảm bảo chất lượng nguồn hàng sau sản xuất, tăng cường và nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Giảm thiểu tối đa chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để khắc phục các vấn đề sau sản xuất, tối ưu hóa lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp

Xem thêm: Bàn phím MacBook bị liệt phím, không bấm được thay giá bao nhiêu?

Ưu nhược điểm của công cụ SPC

Ưu điểm

Ưu điểm của công cụ, phương pháp SPC mang lại cho doanh nghiệp là không phải bàn cãi:

  • Hạn chế những biến cố không đáng có trong quá trình vận hành, sản xuất của doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng phát hiện sự cố rủi ro và đưa ra giải pháp kịp thời
  • Giúp doanh nghiệp tập hợp và phân tích số liệu 1 cách dễ dàng
  • Xác định chính xác nguyên nhân sự cố, loại bỏ chúng dễ dàng và đưa ra những biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hiệu quả
  • Phát triển, nâng cao quá trình vận hành, sản xuất của hệ thống, doanh nghiệp

SPC giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh

Nhược điểm

Hầu hết các phương pháp nào cũng có nhược điểm riêng của nó, phương pháp SPC cũng vậy. Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng không phải với bất cứ quá trình, hệ thống nào cũng có thể vận hành dễ dàng. Bên cạnh đó để đạt được hiệu quả thì dữ liệu phân tích cần phải đảm bảo độ chính xác cao. Trong nhiều trường hợp, phương pháp này cũng khá khó khăn khi đưa ra những giải pháp kịp thời cho doanh nghiệp.

Sử dụng phương pháp SPC hiệu quả

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng phương pháp SPC, có 1 số điều mà chúng ta cần phải lưu ý:

  • Người sử dụng phương pháp SPC cần am hiểu quá trình vận hành, hệ thống sản xuất đó. Bên cạnh đó những kiến thức chuyên môn về những công cụ kiểm soát chất lượng, cơ sở của phương pháp SPC này.
  • Doanh nghiệp cần đào tạo chuyên sâu người sử dụng phương pháp SPC, người đó phải hiểu rõ vai trò của mình, theo dõi sát sao quá trình hoạt động và vận dụng phương pháp 1 cách hợp lý.
  • Đảm bảo hệ thống sản xuất, vận hành của doanh nghiệp phù hợp với phương pháp SPC
  • Linh động trong việc xử lý các rủi ro và công cụ SPC phát hiện trong quá trình giám sát, đưa ra các biện pháp cải tiến kịp thời

Lời kết

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về những thông tin cơ bản về phương pháp SPC trong việc giám sát, phân tích quá trình vận hành của hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.

Thảo luận

Chưa có thảo luận nào về Bài viết SPC là gì? Những điều về SPC mà bạn cần biết